Copyright © 2017 By CẢNH QUAN VIỆT. All rights reserved. Design by NiNa Co.,Ltd
Đang online: 4 | Tổng truy cập: 180175
GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CỎ ĐẬU
Cỏ đậu phộng có tên gọi khác là cỏ lạc, cỏ hoàng lạc, đậu phụng kiểng.
Tên khoa học là Arachis pintoi.
Cỏ đậu phộng không chỉ được sử dụng rất nhiều trong các công trình cảnh quan mà nó còn được dùng trong trong các vườn cây ăn trái, cây công nghiệp như Hồ tiêu, Cà Phê, Cam, … nhằm chống xói mòn vào mùa mưa, giữ ẩm vào mùa khô và như các cây họ đậu khác chúng cố định đạm cải tạọ đất trồng, giúp cây phát triển và còn là thức ăn cho nhiều loài gia súc.
Quy trình trồng cỏ Đậu phộng
Xử lý mặt bằng:
Các bước xử lý mặt bằng tương tự như các loại cỏ cảnh khác.
Chuẩn bị giống cỏ đậu phộng
Trước khi trồng cần chọn cành giống tươi được cắt từ cây mẹ khỏe mạnh không bị sâu bệnh hoặc bầu cây giống đã có rễ và phát triển ổn định, không nên để cây giống ngoài trời nắng mà phải để trong râm và tưới nước giữ ẩm, để tránh sự mất nước trong thân cây và héo úa.
Sắp xếp cây giống bằng nhau để thuận tiện cho việc cắt khúc, cắt thành đoạn ngắn 25 – 30 cm là kích thước tốt nhất
Đối với cành giống:
Ngâm ngập ½ cành mới cắt vào thuốc kích thích rễ trong thời gian 30 phút. Sau đó có thể sử dụng để trồng cho công trình hoặc ươm khóm trong vườn ươm.
Đôí với bầu cây:
Bầu cây cần được xếp ra đất và tưới nước trước khi đem trồng.
Tùy yêu cầu cụ thể ở mỗi công trình mà chuẩn bị số lượng cỏ nhiều hay ít. Thông thường 1 m² đất thì trồng mật độ trung bình thì khoảng 20 – 22 khóm, nếu trồng thưa hơn thì khoảng 16 – 18 khóm/m2 và trồng dày hơn thì 23 – 25 khóm/m2. Mỗi khóm khoảng 2 – 4 cành cỏ đậu.
Kỹ thuật trồng cỏ đậu phộng:
Cách 1: Trồng Cỏ Đậu Phộng bằng giâm cành trực tiếp
Các bước tiến hành
Bước 1: Sau khi ngâm cành đã cắt vào thuốc kích thích ra rễ một thời gian nhất định ta tiến hành tạo rãnh có độ sâu từ 10 – 15 cm.
Bước 2: Đặt cành giống đã được chuẩn bị vào đất, đối với cỏ Đậu nên trồng nghiêng thân cây 1 góc 30° so với mặt đất (vì sau này thân cây sẽ bò trên mặt đất trồng như vậy sẽ giúp các thân cây sẽ phát triển theo hướng đồng nhất), trồng với quy cách 16 – 20 khóm/m2, mỗi khóm từ 3 – 5 cành.
Bước 3: Lấp đất sau khi đã đặt cành giống, lưu ý phải lấp chừa phần thân trên mặt đất 10 – 15 cm.
Bước 4: Tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất (vào mùa khô sau khi trồng bằng cành có thể rải lên trên 1 lớp xơ dừa để giữ cho gốc cây đủ độ ẩm trong quá trình ra rễ).
Ưu và nhược điểm của phương pháp trồng giâm hom
Nhược điểm: Ở thời điểm ban đầu sau khi trồng, Cỏ Đậu Phộng vẫn chưa ra rễ vì vậy khi giâm hom xuống đất cỏ dễ bị chết hơn nếu gặp thời tiết bất lợi như nắng mạnh, thiếu nước tưới cỏ sẽ bị khô héo gây thất thoát rất lớn, nếu như bạn gặp điều kiện thuận lợi vaò mùa mưa hay quá trình chăm sóc tốt cỏ vẫn phát triển bình thường và tươi tốt, thời gian tạo thảm của phương pháp này là từ 2 – 3 tháng sau khi trồng, Nếu mật độ trồng dày hơn thì sẽ nhanh tạo thành thảm hơn.
Ưu điểm: Tuy nhiên cách trồng này vẫn có thể áp dụng cho những công trình có diện tích lớn do tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu nhưng trước khi trồng bạn cần phải xử lý mặt bằng thật tốt và đảm bảo được đội ngũ nhân công chăm sóc cỏ hàng ngày.
Cách 2: Trồng cỏ đậu phộng đã được ươm trồng trong bầu
Các bước thực hiện:
Bước 1: sau khi đã chuẩn bị mặt bằng tiến hàng đánh rãnh, rãng có chiều sâu từ 10 – 15 cm, thẳng hàng và khoảng cách giữa các rãnh từ 15 – 20 cm.
Bước 2: Dùng tay nhấc cây trong bầu ra bao gồm cả đất và đặt xuống đất, lưu ý đặt cây nghiêng 1 góc 30° so với mặt đất.
Bước 3: Tiến hành lấp đất sau khi đặt cây xuống, khi lấp phải đảm bảo phần rễ đã phát triển hoàn toàn nằm dưới mặt đất.
Bước 4: Tưới nước sau khi trồng xong, phải luôn đảm bảo độ ẩm cho đất.
Ưu và nhược điểm của phương pháp trồng bằng bầu
Ưu điểm: Cỏ Đậu Phộng sau 1 thời gian giâm cành vào bầu đựng tro trấu, cỏ đã ra rễ và bắt đầu ra những cành nhánh mới, với phương pháp này cỏ có tỉ lệ sống cao hơn và thảm cỏ sẽ được hình thành trong thời gian ngắn so với phương pháp giâm hom khoảng từ 1,5 – 2,5 tháng.
Nhược điểm: Do phải tốn chi phí cho việc ươm tạo nên giá cỏ cao hơn nhiều so với phương pháp trồng giâm hom. Sau khi trồng sẽ có lượng lớn bầu nhựa thải ra ngoài môi trường.
Chế độ chăm sóc cỏ đậu phộng
Tưới nước
Cỏ Đậu Phộng sau khi trồng trong vòng từ 1 đến 10 ngày phải tưới nước thường xuyên, duy trì tưới mỗi ngày ba lần vào sáng, trưa, chiều. Tạo hệ thống thoát nước tốt tránh cho cỏ bị ngập úng.
Thời gian sau đó tùy vào thời tiết khác nhau mà ta có thể điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp đảm bảo đất luôn có độ ẩm.
Bón phân
Sau khi trồng xong thảm cỏ từ 7 – 10 ngày tiến hành bón phân Ure để kích thích cỏ đậu phộng ra chồi non, liều lượng thích hợp là 1 kg/50 m2.
Duy trì bón phân Ure mỗi tháng một lần.
Sau những tháng tiếp theo tùy tình hình phát triển của cỏ mà có sự chăm sóc khác nhau như bón phân, nhổ cỏ dại, tưới nước,cắt cỏ định kỳ …nhưng vẫn phải đảm bảo theo quy tắc “ Nhất nước, nhì phân” nhé.
Chúc Quý khách hàng sẽ tự tạo cho mình những thảm cỏ tự nhiên xanh mát và chất lượng nhất, khi có nhu cầu hay những vấn đề về thảm cỏ hãy liên hệ với Công ty TNHH MTV Mỹ Thuật Cảnh Quan Việt .
Để biết thêm chi tiết về dịch vụ trồng cỏ xin quí khách vui lòng liên hệ:
DỊCH VỤ TRỒNG CỎ CẢNH QUAN SÂN VƯỜN
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MỸ THUẬT CẢNH QUAN VIỆT
Địa chỉ: 16A3/280, KP 3, Phường Long Bình Tân, Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Mã Số Thuế: 3603345987
Hotline: 0903 090 257 Email: caycanhdongnai@gmail.com
Copyright © 2017 By CẢNH QUAN VIỆT. All rights reserved. Design by NiNa Co.,Ltd
Đang online: 4 | Tổng truy cập: 180175